Sau khi có được nguồn data khách hàng, việc làm gì với data khách hàng tiếp theo sẽ là câu hỏi của khá nhiều nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp. Đối với từng công ty, sẽ có những cách thức quản lý, cũng như tận dụng nguồn tiềm năng này khác nhau.
Làm gì với data khách hàng sau khi đã thu thập được? là câu hỏi được khá nhiều nhân viên trong công ty, đặc biệt là bên bộ phận marketing hỏi đến. Dữ liệu khách hàng từ lâu đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, cho nên tùy vào ngành nghề, cũng như mục đích của từng công ty, họ sẽ có những cách thức sử dụng và quản lý riêng.
Bài viết hôm nay sẽ giải thích rõ những lợi ích của việc sử dụng data khách hàng, đồng thời đưa ra những cách thức quản lý, cũng như xử lý dữ liệu khách hàng mà các công ty hay doanh nghiệp thường xuyên làm nhất.
Lợi ích của việc lưu trữ thông tin khách hàng
Thực sự mà nói, bất kỳ ai làm trong công ty hay doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty chuyên về bất động sản, ngân hàng, kinh doanh,… thì data khách hàng hay còn gọi là nguồn khách hàng tiềm năng đã trở nên quá quen thuộc.
Data khách hàng là một trong những ưu tiên của bất kỳ công ty nào, dù lớn hay nhỏ thì việc tìm kiếm nguồn data khách hàng cho lĩnh vực mình luôn là điều cấp thiết. Nguồn khách hàng tiềm năng thường sẽ là những thông tin cơ bản của khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại,…
Thông tin khách hàng cung cấp cho công ty, doanh nghiệp có nhiều công dụng
Tuy nhiên nếu bạn muốn những sản phẩm hay dịch vụ của mình được tiếp thị một cách tốt nhất, đúng người nhất, bạn cần phải tìm hiểu rõ thêm về email, những sở thích của khách hàng, để rồi từ đó có những chiến lược tiếp thị tốt nhất.
Dưới đây là những lợi ích của việc lưu trữ thông tin khách hàng sau khi thu thập được:
- Giúp chúng ta biết được sở thích của khách hàng, sau đó doanh nghiệp, công ty có thể tạo ra các chương trình, dịch vụ nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới, từ đó tỷ lệ chuyển đổi trong bán hàng sẽ cao hơn.
- Nắm bắt được các ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó cải thiện được chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn.
- Tạo ra những sản phẩm, hoặc dịch vụ mới: tùy theo hành vi, sở thích của khách hàng mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ cho phù hợp.
- Nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, giảm thiểu những rủi ro và tiết kiệm chi phí: khi xác định được đúng đối tượng khách hàng, chắc chắn hiệu quả bán hàng sẽ được nâng cao, đồng thời tiết kiệm chi phí cho việc quảng bá, giảm thiểu được nhiều rủi ro không mong muốn.
- Email marketing, gửi thư giới thiệu, chào bán sản phẩm, hoặc đơn giản là hỏi thăm khách hàng. Hãy chú ý đến những email thu thập được từ email marketing, vì dù ít nhưng nó rất quan trọng, đó những khách hàng có quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
- Khởi tạo cộng đồng khách hàng trung thành trên mạng xã hội: nếu bạn đang vận hành một quán café, khách sạn hay nhà hàng. Bạn nên tạo ra một cộng đồng khách hàng cho chính mình trên Facebook, việc này vừa quảng bá cho công việc, vừa giúp giữ chân được khách hàng tiềm năng của mình.
- Giúp triển khai các hoạt động Remarketing, telesale, tận dụng những chương trình khuyến mãi, voucher,….
Các công ty doanh nghiệp thường làm gì với data khách hàng?
Như chúng ta cũng đã nói ở trên, việc các công ty có được cho mình những nguồn khách hàng tiềm năng thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Từ việc hình thành nên kế hoạch bán hàng, chiến lược marketing,… đều sẽ được giải quyết khi có được data khách hàng 24h.
Vậy các công ty doanh nghiệp thường sẽ làm gì với data khách hàng? Thông thường, họ cần phải lưu trữ, bảo vệ rồi sau đó quản lý hệ thống dữ liệu này để có thể phát triển lên thêm nhiều nguồn data khác liên quan đến nhau nữa.
Sử dụng thông tin khách hàng để tạo thêm nhiều mối quan hệ
Tạo thêm nhiều mối quan hệ từ dữ liệu khách hàng
Với những thông tin thu được từ nguồn khách hàng tiềm năng, các công ty có thể dùng nó một cách hiệu quả để xây dựng nên những mối quan hệ bền vững với khách hàng. Chẳng hạn, tặng họ những voucher giảm giá vào ngày sinh nhật của họ, hoặc gửi thiệp chúc mừng vào những ngày lễ lớn.
Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc khách hàng bằng những tin nhắn hay email, từ đó giúp gia tăng lượng khách hàng trung thành có cửa hàng. Đây có thể xem là một trong những cách thức cơ bản để tạo mối quan hệ với khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo hiệu quả.
Dùng dữ liệu để phân loại khách hàng
Có khá nhiều cách dùng dữ liệu để phân loại khách hàng, dưới đây là 3 cách thức cơ bản được sử dụng nhiều nhất:
- Sử dụng lịch sử mua hàng để tìm kiếm khách hàng cũ: Từ việc sử dụng các phương thức truyền thông về các chính sách ưu đãi hay thông tin về sản phẩm mới qua email hay điện thoại. Điều này giúp kích thích nhu cầu mua hàng của khách, từ đó nâng cao doanh thu cho cửa hàng.
- Sử dụng thông tin và lịch sử giao dịch để phân loại khách hàng thân thiết và khách hàng thường: Qua việc phân biệt này, chủ cửa hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng được những chương trình ưu đãi dành riêng cho từng đối tượng. Thực hiện những chính sách ưu đãi hợp lý, giúp nâng cao tầm ảnh hưởng cũng như tiết kiệm một lượng lớn chi phí.
- Sử dụng thông tin công nợ để phân loại khách hàng đã thanh toán và chưa thanh toán: Việc làm này giúp công ty dễ dàng theo dõi và có những biện pháp quản lý phù hợp, để tránh tình trạng phát sinh những vấn đề không cần thiết.
Phân loại khách hàng giúp công ty dễ quản lý cũng như có những chiến lược khác nhau
Dùng dữ liệu để bảo vệ dữ liệu
Một số doanh nghiệp sẽ dùng chính dữ liệu của người dùng để làm phương tiện bảo mật thông tin. Chẳng hạn, các tổ chức ngân hàng sẽ dùng dữ liệu nhận dạng giọng nói, vân tay để ủy quyền cho người dùng truy cập vào thông tin tài chính của họ.
Khi công nghệ phân tích và thu thập dữ liệu trở nên tinh vi hơn, các công ty sẽ tìm ra các cách mới và hiệu quả hơn để thu nhập và ngữ cảnh hóa dữ liệu về mọi thứ, kể cả người tiêu dùng. Điều này giúp các doanh nghiệp duy trì được tính cạnh tranh trong tương lai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lưu ý một điều, dữ liệu cần được lưu trữ và bảo mật dưới một hệ thống có khả năng tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ và khoa học. Đồng thời thông tin phải được sắp xếp tùy theo thuộc tính của từng ngành để đảm bảo việc tìm kiếm trở nên dễ dàng.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi các công ty, doanh nghiệp làm gì với data khách hàng sau khi thu thập được. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách thức thông thường mà công ty thường sử dụng thôi, vẫn là tùy thuộc vào tính chất công việc, ngành nghề, mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những hướng sử dụng data khách hàng khác nhau.